10 Oct 2019

BÍ QUYẾT CHỌN NGÀNH PHÙ HỢP KHI ĐI DU HỌC

Chọn ngành học để theo đuổi chưa bao giờ là việc dễ dàng với tất cả mọi người. Có người sớm tìm được hướng đi cho sự nghiệp thì chọn ngành học rất nhanh nhưng cũng có người không biết bản thân thích làm gì nên chọn ngành rất vất vả.

Chọn ngành tròn nước đã khó chọn ngành Du học còn khó hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ san s phần nào “BÍ QUYẾT CHỌN NGÀNH PHÙ HỢP KHI ĐI DU HỌC”

1. Chọn ngành đúng sở thích, đúng năng lực

Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam vì chịu sự áp lực từ gia đình nên đã chọn ngành học mà mình không thích, và không hề có hứng thú khi học. Trong trường hợp này, bạn nên giải thích để cha mẹ hiểu được suy nghĩ và ước mơ của mình.

Hãy thử tưởng tượng nếu bạn thích làm giáo viên nhưng gia đình muốn. Hay bạn theo nghề bác sĩ, hay bạn thích làm họa sĩ mà bố mẹ muốn bạn làm kỹ sư. Liệu bạn có thể vui vẻ mỗi ngày khi đến lớp? Liệu bạn có muốn gắn bó lâu dài được với ngành nghề mình không có hứng thú gì khi làm việc hay không?

Hơn nữa, khi xa gia đình học ở một quốc gia hoàn toàn xa lạ phải làm quen với môi trường mới, ngôn ngữ mới và phải tự mình chăm lo cho cuộc sống từ A-Z thì nghĩ đến việc phải đến lớp học chuyên ngành mà mình không thích thật giống như “địa ngục”.

Hãy tự trả lời mình thật rõ ràng về những công việc bạn thích làm

Những môn học mang lại cho bạn cảm giác hứng thú và đam mê? bạn quan tâm đến lĩnh vực gì nhất? Từ đó, bạn sẽ dần dần tìm ra được ngành học phù hợp với mình.

Chưa hết, tìm được ngành phù hợp, bạn cần phải cân nhắc yêu cầu đầu vào của ngành đó. Liệu bản thân có đủ năng lực không? Và tài chính của gia đình có đủ chi trả cho bạn trong suốt quá trình du học hay không?

Nếu câu trả lời là không thì lúc ấy bạn đừng đổi ngành học vội, tìm một lựa chọn khác. Nên chọn một ngôi trường hay quốc gia khác – nơi mà bạn có khả năng đậu visa cao nhất.

2.Tránh chọn ngành theo tâm lý đám đông

Nhiều trường hợp, vì chạy theo đám đông, vì thấy bạn cùng lớp đa số chọn ngành gì là cũng đua theo chọn ngành đó. Có thể ngành đó hợp với số đông nhưng chưa chắc đã phù hợp với bạn.

Do không tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nên khi vào học hay đi làm những công việc thực tế mới phát hiện ra là mình không hợp. Vẫn chưa quá muộn để chọn lại ngành nhưng chính vì việc chọn ngành sai lầm ngay từ đầu như thế đã ngốn đi của bạn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức thậm chí còn ảnh hưởng đến tinh thần.

Sinh viên Trần Quang Huy, sinh sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội đã từng đi du học Mỹ ngành Kỹ sư tâm sự rằng: “Mình chọn ngành Kỹ sư không phải do sở thích, năng lực mà bởi thời điểm đó mình thấy rất nhiều bạn bè xung quanh mình chọn ngành này. Nhưng trong quá trình Du học tại Mỹ thì mình mới nhận ra rằng mình không hề phù hợp. Khi ra trường, đi làm mình lại càng cảm thấy đó là một lựa chọn sai lầm”.

Sau sai lầm đó, Huy quyết tâm tìm hiểu thật kỹ và nhờ sự tư vấn của mọi người. Huy đã chọn ngành Tài chính và bắt đầu học lại từ đầu. Hiện tại, Huy đang làm cho một ngân hàng có tiếng tại Việt Nam và chia sẻ rất hài lòng về sự lựa chọn của mình.

3. Chọn ngành có triển vọng trong tương lai

Khi chọn ngành ngoài tiêu chí hợp với sở thích, với năng lực thì một yếu tố mà sinh viên cần xem xét đó là ngành đó có triển vọng trong tương lai không?

Ngành nghề triển vọng là ngành luôn có nhu cầu tuyển dụng cao với mức lương thu nhập ổn định và không bao giờ phải lo đến chuyện thất nghiệp. Hơn nữa, bạn cũng cần phải xác định trước mình nên ở lại hay trở về nước sau khi hoàn thành xong khóa học tại nước ngoài. Bởi nếu muốn làm việc và sinh sống lâu dài tại nước sở tại nên chọn những ngành được chính phủ quốc gia đó ưu tiên định cư.

Ví dụ như, mục đích khi chọn du học Úc và muốn định cư. Sinh viên nên tham khảo danh sách ngành nghề thiếu nhân lực và được ưu tiên của chính phủ Úc. Bao gồm: ngành y, kế toán, kiểm toán, kỹ sư, giáo viên mầm non, chuyên gia tâm lý, luật sư … Còn nếu trở về Việt Nam, bạn nên tìm hiểu xu hướng thị trường trong 5-10 năm tới. Ví dụ như các ngành marketing/quảng cáo/truyền thông, quản trị du lịch/nhà hàng/khách sạn, công nghệ thông tin,…

4. Chọn quốc gia có thế mạnh đào tạo ngành bạn thích

Việc chọn ngành, Bạn cần dựa vào sở thích, năng lực, và triển vọng nghề nghiệp. Ngoài ra, Bạn nên tận dụng thế mạnh đào tạo từng quốc gia mà bạn chọn.

Trước tiên hãy liệt kê quốc gia có mã ngành mà bạn muốn theo đuổi. Sau đó tìm hiểu chi tiết xem quốc gia nào có thế mạnh hơn.

Chẳng hạn, nếu muốn học ngành Y tá Điều dưỡng thì chọn Canada. Hoặc nếu học ngành Kinh tế Tài chính thì Bạn chọn Mỹ và Úc là 2 quốc gia tốt nhất.